16/12/13

Lịch Sử Ngành In Ấn

In ấn được hiểu là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên nền các chất liệu như giấy, bìa các tông và ni lông bằng mực in. In ấn là phương pháp đáp ứng yêu cầu với số lượng rất lớn các sản phẩm cần in, ở quy mô công nghiệp và là yếu tố không thể thiếu đối với ngành xuất bản.

Lịch sử ngành in ấn được sáng tạo và phát triển đầu tiên ở Trung Hoa.  Tới thế kỷ VI sau công nguyên, ngành in bắt đầu phổ biến. Tại thời điểm này, kĩ thuật in khối, dùng gỗ sơ khai rất được ưa chuộng.

Ngày nay, nhân loại vẫn phải ngỡ ngàng với độ tinh vi của kỹ thuật in khối do con người thời đó làm nên. Minh chứng nằm trong cuốn Kinh Kim Cương – cuốn sách cổ nhất còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in ấn trên (năm 868 SCN).
Và tính đến thế kỉ thứ 13, với sự đóng góp đáng kể của in ấn, tại các thư viện của Ả Rập và Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách được ra đời.



CÁC CỘT MỐC QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH IN ẤN:
  • Năm 1440: Máy in kim ra đời.
  • Năm 1462: Hình thức ấn loát du nhập vào châu Âu.
  • Năm 1476: Máy in lần đầu tiên được công bố tại Westminster, Anh.
  • Năm 1518: Chữ La mã bắt đầu thay thế kiểu chữ Gôtic.
Sự phát triển của in ấn là một bước cuộc cách mạng trong phổ biến tri thức nhân loại. Đi kèm với sự phát triển của công nghệ này, các cơ sở in ấn và các nhà máy in liên tục được xây dựng, mở rộng.

Sau chặng đường dải phát triển, ngày nay các loại ấn phẩm thường được in bằng kĩ thuật in offset. Bên cạnh đó, các kĩ thuật in khác như in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn Catalogue), in lụa, in quay, in Phun và in laser cũng ngày một thịnh hành. Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montreál, ở Quebec, Quebecor World.

In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển mực in lên trên chất liệu in. Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in màu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.




ÔNGTỔ NGHỀ IN THẾ GIỚI

Năm 1436, Johannes Gutenbergh đã phát minh ra kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển được, giúp cho việc in ấn trở nên nhanh hơn, đơn giản hơn rất nhiều mà nét chữ lại rất đẹp và sắc nét. Bộ Thánh Kinh gồm hai tập, mỗi tập dày 300 trang, mỗi trang gồm 42 dòng chính là bộ sách đầu tiên ra đời bởi công nghệ này.

Cho tới tận ngày nay, hầu hết những loại máy in hiện đại đều bắt nguồn từ phát minh của Johannes Gutenbergh. Với phát minh mang tính đột phá này mà ông được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”. Để tưởng nhớ Johannes Gutenbergh, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố lớn của Đức là Dresden và Mainz.



ÔNG TỔ NGHỀ IN CỦA VIỆT NAM

Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản, rồi sau đó truyền lại cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Từ sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng - Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” – bộ sách đồ sộ nhất về lịch sử Việt Nam.

Để ghi nhận công lao của Lương Như Hộc , người dân Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ của ngành in. Hiện nay, ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1992.

Theo Tri Thức Nhân Loại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét